English Tiếng Việt
Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm Catalog Tin tức & Sự kiện Download Liên hệ
  Sản phẩm
   Vách văn phòng độ dầy 30 mm
   Vách văn phòng độ dầy 32 mm
   Vách văn phòng độ dầy 45 mm
   Vách vệ sinh
   Phụ kiện vách vệ sinh
   Tấm Laminate
  Tìm kiếm sản phẩm

  Hỗ trợ trực tuyến
  _PARTNER1
  _PARTNER2
 
 Trang chủ  >  Giới thiệu
Kỹ thuật ép dán Laminate
Laminate là vật liệu bề mặt khá mỏng và giòn, vì thế luôn cần phải dán lên trên một tấm cốt gỗ khác mới có thể đem đi sử dụng. Laminate có độ cứng nhất định do được phủ bởi keo Melamine, vì thế khi ép dán cũng đỏi hỏi trang bị đồ dùng và thiết bị gia công chuyên dụng.



Các bước gia công ép dán Laminate chủ yếu như sau:

1) Cắt tấm laminate theo kích thước cần thiết, mỗi cạnh thừa ra khoảng 0.25 inch (6mm) để sau này chỉnh sửa viền. Lưỡi cưa tốt nhất nên dùng loại làm từ thép carbon, khi cưa cần chú ý đưa lưỡi cưa vào từ phía mặt màu để tránh mặt cắt bị nứt vỡ nham nhở.

2) Làm sạch các mặt của tấm cốt gỗ, mặt dưới của Laminate và mặt trái của chỉ viền PVC.

3) Dán Laminate: Bôi keo đều lên mặt dưới của Laminate và hai mặt của tấm cốt gỗ bằng máy lăn keo chuyên dụng, đợi đến khi keo sờ không còn dính tay nữa thì ốp tấm Laminate lên bề mặt của tấm cốt gỗ.
Nếu diện tích cần ép dán rộng, bạn có thể dùng vài thanh gỗ nhỏ đặt lên tấm cốt gỗ để ngăn cách với tấm laminate, sau khi điều chỉnh vị trí của tấm Laminate khít với tấm cốt gỗ bên dưới thì rút các thanh gỗ này ra và ấn miết dần dần để tấm Laminate dính chặt vào bề mặt tấm cốt gỗ.
Khi tấm Laminate được ép lên tấm cốt gỗ, cần chú ý đẩy hết không khí ở giữa các tấm, sau đó dùng lô lăn tì mạnh và lăn đều một lượt bên ngoài tấm Laminate để Laminate bám đều vào cốt gỗ rồi mới đem ép chúng trong máy ép chuyên dụng (máy ép nguội hoặc máy ép nhiệt). Nhất thiết phải lăn keo thật đều và tránh để không khí lưu lại bên trong khiến cho Laminate bị phồng rộp, mất thẩm mỹ.

4) Dán cạnh: Phun hoặc lăn keo đều lên các cạnh của tấm và mặt trái của chỉ viền PVC. (Khoảng 5~10 phút) rồi phơi cho đến khi keo không còn dính tay thì dán dây bo lên cạnh tấm bằng máy dán cạnh, độ rộng của dây bo vượt ra ngoài hai bên tấm cốt gỗ khoảng 1mm là thích hợp, để sau này mài gọt đường viền.

5) Đợi cho máy ép xong, dùng máy mài cạnh hoặc dao gọt góc 10 độ để chỉnh sửa cạnh viền của tấm, cuối cùng dùng dũa sắc để dũa đường viền cho mịn và tròn. Chú ý: Chỉ dũa theo một chiều hướng xuống dưới, không được dũa theo kiểu đưa lên đưa xuống sẽ làm cho bề mặt không mịn bóng. 

6) Phần keo thừa lộ ra ngoài có thể dùng giẻ hoặc dung môi để lau sạch.
Chú ý: Khi cắt tấm Laminate, nhất thiết phải đưa lưỡi cưa vào từ phía mặt màu, sau đó đẩy trượt cắt tấm tương tự như kỹ thuật cắt kính, như thế sẽ giúp cho đường cắt mịn và viền không bị nứt vỡ, nham nhở gây mất mỹ quan.

 Thông tin khác
Ứng dụng của laminate (19-03-2012)
Ưu điểm nổi bật của Laminate (19-03-2012)
Cấu tạo Laminate (19-03-2012)
Vách văn phòng là gì? (15-04-2012)